Chống Thấm Sàn Mái bê tông bị nứt bằng phương pháp nào ?

chong-tham-san-mai-1

Sàn mái bê tông là khu vực dễ dàng thấm nước nhất nếu quá trình thi công không đúng kĩ thuật, bởi khu vực này phải chịu tác động nắng mưa, chất liệu bề mặt có thể xuống cấp, bong tróc thế nên hôm nay Chống thấm Thành Tín Đà Nẵng sẻ giúp bạn tìm hiểu các giải pháp thi công chống thấm mái bê tông bị thấm nứt triệt để nhất

Nguyên nhân gây nứt sàn mái bê tông

Khác với những công trình khác như nhà vệ sinh, tầng hầm, tường nhà thì sàn mái bị thấm nước thường do các nguyên nhân sau đây:

  • Không thực hiện công việc chống thấm ngay từ lúc đầu, chủ quan và không ý thức được vai trò công đoạn này
  • Hệ thống thoát nước kém, đường ống, sàn mái thường thường xuyên bị ứ đọng nước sau mỗi cơn mưa
  • Do kết cấu bê tông không chắc chắn dẫn đến tình trạng nứt sàn khi gặp sự cố địa chấn
  • Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua
  • Do sử dụng không đúng phương pháp thi công
tham-nut-san-mai-be-tong
Hiện tượng Thấm nứt sàn mái bê tông

Biện pháp thi công chống thấm sàn mái bê tông

Tùy thuộc vào sự cố, mức độ thấm nứt sàn mái mà có cách thi công chống thấm khác nhau, dưới đây là một số giải pháp có thể bạn quan tâm

Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng Kova

Kova là sản phẩm được ứng dụng để khắc phục sự cố thấm nướ cực kì hiệu quả, vật liệu này không chỉ tương thích với sàn mái mà nó có thể ứng dụng cho các công trình khác như bể nước, tầng hầm, nhà vệ sinh….

Đặc tính vượt trội

  • Hiệu quả ngăn chặn nước tuyệt đối
  • Liên kết tốt với chất liệu, bề mặt bê tông, xi măng
  • Chống chịu được sự mài mòn, kháng kiềm cao
  • Khả năng bề bỉ lên đến 15 năm
  • Không chứa những hóa chất độc hại, an toàn với người sử dụng

Xem chi tiết Cách chống thấm sân thường bằng Kova

Chống thấm sàn mái bằng Sika

Sika là một trong những loại vật liệu chống thấm cao cấp được các nhà thầu thi công sử dụng, với loại vật liệu Sika thì rất đa dạng gồm nhiều loại phổ biến như Sika Latex, Sika Membrane, Sika Grout… mỗi loại vật liệu đều có những đặc điểm và tính chất riêng nhưng theo kinh kinh nghiệm thì tất cả đều có chung chức năng và hiệu quả như nhau

chong-tham-san-mai-bang-sika
Chống thấm sàn mái bằng Sika

Ưu điểm chống thấm sàn mái bằng Sika

  • Khả năng thấm thấu cực tốt, liên kết nhanh với các tinh thể bê tông
  • Tạo thành lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ lên đến hàng chục năng
  • Dễ dàng thi công trên tất cả các mặt phẳng thậm chí góc cạnh
  • Thân thiện cho người sử dụng, không gây độc hại

Chống thấm sàn mái bằng Flinkote

Flinkote là sản phẩm cũng được đánh giá cao trong quá trình xử lí chống thấm sàn mái bê tông bị nứt, là vật liệu được sử dụng trực tiếp, nó giúp cho thợ tiết kiệm được thời gian và công sức

Ưu điểm Flinkote

  • Chất liệu có thể tạo thành lớp phủ liền mạch, không có mối nối trên bề mặt
  • Sản phẩm gốc nước, không độc hại nên rất an toàn
  • Khi đông kết lại Flinkote sẻ tạo thành màng chống thấm cực tốt ngăn ngừa tối đa hậu quả thấm nước
chong-tham-san-mai-flinkote
Phương pháp thi công chống thấm sàn mái bằng Flinkote

Chống thấm sàn mái bằng nhựa đường

Nhựa đường là vật liệu cần được đun nóng trước khi thực hiện chống thấm, chất liệu nào có thể tạo thành một lớp màng dày trên bề mặt bê tông sàn mái đồng thời ngăn chặn tình trạng thấm nước qua bề mặt

Các bước thi công:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn mái trước khi thực hiện chống thấm, dùng các thiết bị như búa đục để loại bỏ những vị trí lồi lỗm, bê tông yếu và dư thừa. Đảm bảo bề mặt bê tông phải khô, sạch sẽ, bằng phẳng và không có vật nhọn

Bước 2: Đun sôi nhựa đường ở nhiệt độ vừa phải để làm tan chảy chất liệu, pha thêm đâu DO để tăng hiệu quả, sau đó dùng vật dụng múc chất liệu rồi rãi đều trên sàn mái đợi tầm 24 tiếng sau chất liệu khô, đông kết lại thì thực hiện ván vữa bảo vệ

chong-tham-san-mai-bang-nhua-duong
Chống thấm sàn mái bằng nhựa đường

Chống thấm sàn mái dùng màng bitum khò nóng

Màng khò bitum nóng là sản phẩm cực tốt giúp tối ưu mọi công đoạn chống thấm, đây là vật liệu có giá thành cao nên khả năng xử lí sự cố thấm nước rất hiệu quả và bền bỉ. Một số bước thực hiện như sau:

  1. Quét lớp lót Primer ( gốc dung môi, gốc nước)
  2. Sử dụng lu sơn để thi công trên mặt bằng rộng. Lớp sơn dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông
  3. Sau khi lớp lốt khô thì tiến hành dán màng bitum rồi dùng đến đèn khò lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn để chất liệu được bám dính tốt trên bề mặt. Chú ý thao tác nhanh để đạt hiệu quả cao nhất và nhớ phân bố nhiệt đồng đều
  4. Xử lý cổ ống
  5. Chân tường: dán tối thiểu 15 cm
chong-tham-san-mai-bang-mang-kho-bitum
Chống thấm sàn mái bằng màng khò bitum

Tìm hiểu thêm cách xử lí trần nhà bị nứt

Chống thấm sàn mái bê tông bằng màng bitum tự dính

Tấm bitum tự dính tương tự với bitum khò nóng nhưng sản phẩm này dễ dàng thi công hơn, chỉ cần trải cuộn màng chống thấm tự dính ra sàn mái với kích thước đã đo đạt trước đó rồi bóc bỏ lớp dán bảo vệ bên ngoài rồi thực hiện dán sao cho diện tích chồng mí tối thiểu 5 cm

Quy trình chống thấm sàn mái bê tông đúng kĩ thuật

Để thực hiện chống thấm sàn mái đúng kĩ thuật giúp mang hiệu quả tối ưu nhất thì bạn cần thực hiện 3 bước sau đây:

Bước 1: Chống thấm khe co giãn và xử lí vết nứt

  • Tiến hành trám vá các vết nứt bằng vữa co ngót
  • Khi bề mặt các khe co giãn được làm sạch ta thiến hành bơm keo trám khe BS
  • Xử lí xong các vết nứt ta nên kiểm tra lại lần nữa, đảm bảo các vị trí được xử lí triệt để

Bước 2: Chống thấm sàn mái tổng thể

  • Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công: Thực hiện làm sạch, loại bỏ bụi bặm, vết chẩn dầu mỡ
  • Thi công lớp lót
  • Định mức vật liệu chống thấm theo đúng tỉ lệ (Tùy thuộc vào loại vật liệu thi công thì trên thùng sẻ có hướng dẫn định mức) rồi khuấy đều để chất liệu được đều
  • Sử dụng máy phun hoặc dụng cụ rulo lăn đều chất chống thấm lên sàn mái bê tông
  • Lớp lót mỏng và đều, đảm bảo phủ kín bề mặt bê tông lớp lót

Lớp 1: Thi công chống thấm với định mức 0,9 kg/m2

Sau khi hoàn thành lớp lót, pha trọn sản phẩm đúng theo tỉ lệ 5% nước sạch vào vật liệu, dùng công cụ đánh trọn đều tay rồi dùng máy phun đều lên bề mặt. Khi xong lớp 1, tiến hành thi công lớp lưới gia cường sao cho vừa góc chân tường và chống thấm cổ ống hộp kĩ thuật

Lớp 2: Thi công với định mức 0,9 kg/m2

Sau thời gian 24h, lớp đầu tiên khô ta tiến hành phun lớp thứ 2 với định mức tương tự,

thi-cong-dinh-muc-0,9-kg
Thi công với định mức 0,9 Kg

Lớp 3: Thi công với định mức 0,5 kg/m2

Cũng sau 24h lớp 2 khô đông kết lại ta cũng tiếp dụng thực hiên phun lớp cuối cùng, ở lớp này bạn cũng cần chú ý phun đều ta lên những vị trí bo góc, cạnh tường, hộp kĩ thuật…

Thi-cong-dinh-muc-5-kg
Thi công với định mức 0,5 Kg/m2

Bước 3: Cán vữa xi măng san lấp mặt bằng

Để các lớp màng chống thấm được bền bỉ với thời gian thì ta cần cán một lớp vữa, san bằng để nước được thu về phẽo, hộp ống kĩ thuật. Chú ý không được để nước đọng lại sau mỗi cơn mưa

Giá thi công chống thấm sàn mái

Hiện nay mức giá chống thấm sàn mái phụ thuộc vào chất liệu, diện tích và phương pháp thi công chống thấm, dưới đây là bảng giá áp dụng để tham khảo bạn có thể xem qua, để được mức giá chính xác nhất thì nên để kĩ thuật chống thấm Thành Tín đến khảo sát thực tế

Vật Liệu Chống ThấmĐơn Giá  m2Ghi Chú
Kova90.000 đBảo hành 7 năm
Sika105.000 đBảo hành 7 năm
Flinkote100.000 đBảo hành 7 năm
Màng khò bitum nóng125.000 đBảo hành 7 năm
Màng khò bitum tự dính120.000 đBảo hành 7 năm
Tấm chống thấm115.000 đBảo hành 7 năm

Liên hệ ngay cho chúng tôi để được báo giá chính xác nhất

CÔNG TY CHỐNG THẤM THÀNH TÍN

Holine: 02363 505 717 – Mobie: 0905 590 435

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *