Sân thượng là một phần mở rộng trên mái nhà thường xuất hiện ở những công trình cao tầng, ở khu vực này thường rất dễ bị thấm nước bởi không gian tiếp xúc hầu như là nắng mưa quanh năm
Như bạn có thể thấy đấy, tình trạng thấm tường gây ra rất nhiều hậu quả, chỉ cần sau một thời gian công trình sẻ trở nên xuống cấp, những vị trí bị thấm nước sẻ trở nên ố vàng, mêu mốc chính vì thế giải pháp chống thấm sân thượng là gì ? Hãy cùng tham khảo cách làm được chia sẻ từ các chuyên gia chống thấm Thành Tín Đà Nẵng nhé
Contents
- 1 Nguyên nhân và tác hại thấm nước sân thượng gây ra
- 2 Phương pháp chống thấm Sân Thượng phổ biến
- 2.1 Chống thấm sân thượng bằng sơn epoxy
- 2.2 Chống thấm sân thượng bằng Sika Latex
- 2.3 Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
- 2.4 Chống thấm sân thượng bằng Kova
- 2.5 Lát gạch chống thấm sân thượng
- 2.6 Chống thấm sân thượng để trồng cây
- 2.7 Chống thấm sân thượng bằng xi măng
- 2.8 Sử dụng bạt chống thấm sân thượng
- 3 Lưu ý khi thực hiện chống thấm sân thượng
Nguyên nhân và tác hại thấm nước sân thượng gây ra
Sân thượng có kết cấu chắc chắn nhưng không hẵn là bền bỉ nếu quá trình thi công không đạt yêu cầu về chất lượng, dưới đây là một số nguyên nhân và tác hại đến từ sự cố thấm nước
Nguyên nhân thấm nước sân thượng
Những rủi ro thấm nước trần nhà đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể như sau:
- Trong quá trình xây dựng, chủ thầu thi công không chú trọng đến công đoạn chống thấm cứ tưởng sử dụng vật liệu xi măng là có thể ngăn chặn được tình trạng thấm nước xuyên sàn
- Cũng một phần nào đó sử dụng không đúng vật liệu chống thấm, định mức sai tỉ lệ cũng như vật liệu kém chất lượng
- Quy trình thực hiện không đúng kĩ thuật, không chú trọng đến việc chống thấm ống thoát nước xuyên sàn, máng xối, sê nô, hộp kĩ thuật…
- Một phần nào đó là ảnh hưởng nắng mưa, tác động dư chấn khiến cho công trình xuống cấp, nứt nẻ
- Sàn sân thượng thường xuyên bị ứ đọng nước
- Quá trình cán hồ khiến cho bề mặt không suôi về vị trí phẽo thu nước khiến nước đọng mỗi khi mưa đến
Tác hại sự cố thấm nước sân thượng
Khi mới phát hiện sự cố thấm nước sân thượng thì bạn sẻ không hình dung được mức độ, hậu quả của sự cố này, nhưng khi để tình trạng này tiếp diễn một thời gian dài sẻ dẫn đến hậu quả như sau:
- Khiến cho công trình nhà ở trở nên xuống cấp trầm trọng, làm phá vỡ kết cấu ngôi nhà
- Lâu dài sẻ khiến cho mảng tưởng xuất hiện những vệt ố vàng, nấm mốc màu đen làm mất mỹ quan công trình
- Ảnh hưởng đến hệ thống điện nước âm tường, có thể gây ra những sự cố chập cháy điện nếu bị ẩm nước lâu dài…
Phương pháp chống thấm Sân Thượng phổ biến
Có rất nhiều giải pháp chống thấm khác nhau, mỗi nhà thầu thi công đều lun muốn tìm ra cách giải quyết tối ưu lợi cả về mặt chi phí và nhân công. Nhưng đối với công ty chống thấm Thành Tín chúng tôi thường áp dụng 3 phương pháp xử lí như sau:
Chống thấm sân thượng bằng sơn epoxy
Bước 1: Vệ sinh bề mặt sân thượng
Như đã nói ở trên, cho dù công trình cũ hay mới thì bạn cần phải làm sạch bề mặt sàn bê tông trước khi tiến đến công đoạn quét chống thấm nhằm loại bỏ vết bẩn, bụi bặm, tăng độ bám dính chất liệu
Bước 2: Thi công sơn lót
Để tăng hiệu quả chống thấm sân thượng thì cần sử dụng một lớp sơn lót Sika Latex pha với 20% nước + Xi măng theo đúng tỉ lệ rồi đánh thật nhuyễn tránh đóng cục
Ta có thể sử dụng cọ, chổi để quét lên bề mặt mới mật độ khoảng 500ml / 1m2, chức năng chính công đoạn này là chống thấm ngược, đảm bảo lớp sơn không bị bong tróc
Bước 3: Sơn chống thấm Epoxy lên bề mặt
Sau khi hoàn thành sơn lót, tiếp đến định mức Epoxy theo đúng tỉ lệ trên hướng dẫn rồi quét theo mật độ 0,5 Kg / m2 ít nhất 2 lớp
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu
Sau thời gian 24 tiếng, bạn có thể sử dụng một lượng nước lớn xả lên sân thượng rồi ngâm trong thời gian 3 ngày để kiểm tra, nếu công trình không có dấu hiệu thấm nước thì bạn có thể cán vữa, tạo mặt phẳng bảo vệ
Chống thấm sân thượng bằng Sika Latex
Chúng tôi đánh giá cao vật liệu Sika Latex, sản phẩm này được sản xuất tại Việt Nam nhưng dựa trên các công thức một loại nhũ tương với Styrene Butadien cải tiếng được trọn với xi măng tạo thành hợp chất chống thấm cao cấp
Hướng dẫn thi công:
Bước 1: Chuẩn bị bể mặt
Với những công trình mới thì bạn cần làm sạch bề mặt trước khi quét lớp chống thấm Sika lên bằng cách sử dụng chổi cọ cùng với máy xịt cao áp để loại bỏ những bụi bặm, vôi vữa và một số tạp chất liên quan
Đối với những công trình cũ thì hầu như chúng tôi thường đục dỡ hẵn bề mặt sân thượng để chống thấm lại hoàn toàn, nhiều nhà thầu cẩu thả trong công tác này, họ cứ cho rằng thấm chổ nào thì mình chống chổ đó kiểu như chắp vá không hiệu quả.
Ở bước này khá quan trọng bởi độ bám dính của chất liệu lun phụ thuộc trong công tác này, thế nên bạn hãy tỉ mĩ, chú ý làm sạch nhé
Bước 2: Thi công chống thấm nhà
Đầu tiên là bạn cần pha chế Sika Latex theo đúng tỉ lệ: Tầm 1 lít Sika + 1 lít nước + 4kg Xi măng = hồ dầu kết nối, với định mức này bạn có thể sử dụng được bề mặt 4 m2
Tiếp đến bạn sử dụng chổi cọ hoặc con lăn để quét thật đều vật liệu trên bề mặt sao cho hồ dầu phủ kín hoàn toàn, tuyệt đối không để lại lỗ kim và bóng khí
Để đảm bảo chất lượng công trình bạn cần thực hiện 3 lớp Sika Latex, mỗi lớp cách nhau tầm 6 tiếng để hợp chất được đông kết và bám dính sau vào nền bê tông
Đặc bịt chú trọng những vị trí hộp kĩ thuật, góc chân tường, cổ ống thoát sàn
Bước 3: Nghiệm thu
Quá trình nghiệm thu sẻ diễn ra trong thời gian 24 tiếng, bằng cách bơm đủ nước lên sân thượng với mực nước tầm 2 – 4 cm.
24 tiếng sau nếu bạn thấy bề mặt trần nhà khô ráo thì bạn đã hoàn thành công việc chống thấm hiệu quả. Công việc này không quá khó nhưng cũng đòi hỏi kĩ thuật chuyên môn cao, tính tỉ mĩ trong công việc. Chúc bạn thành công
Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
Nhựa đường là một loại chất lỏng màu đen, phần lớn chủ yếu là dầu thô và Bitum, trong đó Bitum là một chất có khả năng chống thấm nước tính bám dính, liên kết tốt với các chất liệu bê tông.
Ngoài ra, ,nhựa đường có thể chống chịu được oxi hóa và nhiệt độ cao, chịu được ma sát nên đây là chất liệu dùng để chống thấm sân thượng rất hợp lí. Ngoài ra chất liệu này có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những vật liệu khác nên đây lun là sự lựa chọn không ít các chủ thầu hiện nay
Hướng dẫn thi công:
Bước 1: Vệ sinh bể mặt sân thượng
Sử dụng những công cụ như búa đục, dao cắt để loại bỏ lớp mặt hồ trên, đảm bảo bề mặt bê tông phải được sạch sẻ, bằng phẳng không nhấp nhô, gập ghềnh
Bước 2: Tiến hành thi công
Để có thể làm nóng chảy nhựa đường thì bạn cần đun sôi ở nhiệt độ > 100 độ C, trong quá trình đun cần pha thêm dầu DO để tăng hiệu quả
Sau đó đổ đều chất liệu nhựa đường trên bề mặt rồi dùng công cụ như con lăn để quét đều nhựa đường trên bề mặt, hãy chú ý những góc cạnh, chân tường
Thời điểm thi công thích hợp là buổi trưa nắng nóng để phòng trường hợp mưa gió đột ngọt. Nhựa đường là chất bám dính rất khó chịu nên bạn phải sử dụng những đồ bảo hộ để tránh trường hợp chất liệu dính vào da
Để bảo vệ bề mặt sân thượng bạn cần cán một lớp hồ để bảo vệ rồi sau đó lát gạch tùy theo nhu cầu
Chống thấm sân thượng bằng Kova
Kova là vật liệu cũng được tin dùng hàng đầu hiện nay, về đặc điểm và tính chất Kova tương tự với Sika nhưng chỉ khác nhau ở cách thi công. Nào hãy cùng tìm hiểu cách thực hiện như sau:
Hướng dẫn thi công:
Việc cần làm đầu tiên đó là vệ sinh và làm sạch bề mặt, thực hiện như chỉ dẫn ở trên, xong bạn tiến hành theo các bước sau:
Sơn quét sơn Kova lên bề mặt bê tông
Sơn Kova là chất liệu chống thấm dạng lỏng, thế nên bạn có thể phủ một lớp sơn Kova lên bề mặt mà không cần phải pha thêm một tạp chất nào khác
Yêu cầu tối đa là 3 lớp, mỗi lớp cách nhau tầm 6 tiếng và thời gian hoàn thành có thể 3 – 4 ngày. Để kiểm tra thì bạn có thể sử dụng nước ngâm ít nhất 12 tiếng
Cuối cùng bạn cần cán một lớp vữa bảo vệ, thời gian công trình có thể lên đến 20 năm nếu bạn thực hiện đúng quy trình kĩ thuật. Ngoài ra người ta thường chống thấm sân thương bằng sơn Epoxy
Tìm hiểu thêm cách chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng Kova
Lát gạch chống thấm sân thượng
Hầu hết các sân thượng hiện nay cần được lát gạch chống thấm nhằm tăng tính thẩm mỹ cho công trình, ngăn chặn tối đa tình trạng thấm nước. Bạn nên lựa chọn những loại gạch chống trơn trượt, ít bám bụi, bề mặt bóng nhuyễn giúp tăng hiệu quả dòng chảy
Chống thấm sân thượng để trồng cây
Đối với những sân thượng để trồng cây hiện nay thường xuyên phải chịu ẩm nước bởi tác động của hệ thống phun tưới tự động thế nên giải pháp chống thấm sẻ được thực hiện như sau:
- Làm ẩm bề mặt bê tông rồi phun một lớp sơn lót Sikaproof Membrane theo định mức 25:45% nước sạch
- Đợi lớp sơn sót Sikaproof Membrane khô sau khoảng 2-3h, quét lớp phụ gia chống thấm lên bề mặt ít nhất 2 – 3 lớp
- Quét vữa chống thấm Sika Latex lên trên các lớp Sikaproof Membrane đã thi công trước đó.
- Hoàn thiện, phun phụ gia bảo vệ, ngâm thử nước.
- Lát gạch sân thượng sau khi hoàn thiện hết các bước trên
Chống thấm sân thượng bằng xi măng
Trên thực tế thì xi măng là vữa liên kết các vật liệu với nhau tạo thành mảng bê tông chắc chắn và vật liệu này không có tác dụng chống thấm nếu không được pha chế với phụ gia Sika, Kova, Besmix…
Thế nên để thực hiện chống thấm sân thượng bằng xi măng thì bạn cần trọn chúng với các hợp chất khác theo đúng định mức, rồi tiến hành thi công chống thấm theo những các bước đã được chia sẻ ở trên
Sử dụng bạt chống thấm sân thượng
Bước 1: Làm sạch bề mặt bê tông sân thượng
Ở công đoạn này bạn cũng sử dụng máy móc hoặc những dụng cụ để làm sạch, loại bỏ bụi bặm bám trên bề mặt
Bước 2: Quét dầu hắc lên bề mặt
Để tăng khả năng bám dính cả tấm bạt chống thấm, bạn sử dụng một loại dầu hắc in rồi tiến hành đun chảy rồi quét đều tay sao cho sàn bê tông được bám dính đầy đủ vật liệu rồi đợi tầm 24h cho dầu hắc được khô lại
Bước 3: Phủ bạt chống thấm
Đo kích thước vừa vặn với sân thượng rồi đặt phủ kín trên bề mặt, nên nhớ hàn giáp mình để liên kết các tấm bạc lại với nhau rồi cuối cùng là cán một lớp vữa để bảo vệ
Tham khảo cách chống thấm trần nhà nứt dột
Lưu ý khi thực hiện chống thấm sân thượng
Quá trình thi công chống thấm sân thượng cực kì khó khăn nếu đó là công trình cũ, còn với công trình mới thì sao ? Mời bạn đọc tham khảo tiếp
Chống thấm sân thượng mới
Công việc chống thấm dột căn bản là ngăn chặn nước có thể thẩm thấu vào bề mặt, cũng có nghĩa là hạn chế những vết nứt trên bề mặt bê tông, chính vì thế công đoạn chống thấm sân thượng cần được thực hiện sau khi hoàn thành công đoạn xây dựng
Thường thì việc chống thấm sân thượng mới dễ dàng hơn so với công trình cũ bởi bạn chỉ cần thực hiện công việc định mức vật liệu, phụ gia chống thấm sau đó quét đều trên bề mặt rồi cán vữa bảo vệ
Lợi ích chống thấm sân thượng ngày từ đầu
- Giúp ngăn chặn triệt để hậu quả thấm nước ngay từ ban đầu, hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khi đưa vào sử dụng
- Quá trình thi công sẻ dễ dàng, nhanh chóng hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian cho chủ nhà
Chống thấm sân thượng cũ
Đối với những sân thượng cũ thì sau một thời gian tầm 5 hay 10 năm thì sẻ xảy ra hiện tượng thấm nước, mốc mêu nếu trước đó chủ thầu không thực
Đối với những loại công trình cũ thì cần công việc chống thấm cực kì khó khăn, tốn khá nhiều nhân công và chi phí, cụ thể như:
+ Đục phá dỡ toàn bộ khu vực sàn bê tông sân thượng bị thấm nước
+ Thực hiện làm sạch bằng cách đánh máy, xịt nước cao áp
+ Thực hiện quét phụ gia chống thấm nhiều lần
+ Kiểm tra và nghiệm thu
+ Cán vữa bảo vệ, xây dựng như công trình mới
+ Vận chuyển xà bần, giá hạ, tập kết đến khu vực rác thải…
Thực chất có rất nhiều phương pháp chống thấm sân thượng mà Thành Tín đã áp dụng thành công không ít công trình lớn nhỏ, bạn có thể tìm hiểu chi tiết dưới đây