Thấm tường là một trong những sự cố gây hư hỏng và mất mỹ quan cho công trình, nếu bạn không xử lí kịp thời thì những sơn bên ngoài sẻ bong tróc, lau ngày hình thành những vệt ố vàng, mêu mốc… Thế nên tìm đâu giải pháp chống thấm tường hiệu quả nhất thì xin mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây
Contents
Tại sao tường nhà bị thấm nước
- Tường nhà bị thấm do các vị trí ống thoát nước xuyên sàn, hộp kĩ thuật, giáp lai tường nhà, rãnh nước sàn mái seno…
- Hậu quả dư chấn khiến cho tường bị nứt chân chim, nứt cổ trần, mao dẫn rỗng tạo điều kiện cho nước thấm xuống, lâu ngày sẻ khiến cho lớp sơn nước bong tróc tạo thành mảng loang lỗ
- Sự vỡ ống nước âm tường khiến cho nước dần thấm vào chân vách
- Trên trần nhà có xuất hiện những vết rạn nứt, nước sẻ dần thấm sâu vào tường nếu gặp mưa to, lâu ngày sẻ gây ra sự cố thấm tường trên diện rộng
- Quá trình thi công chống thấm tường sử dụng những loại vật liệu kém chất lượng cũng như phương pháp thi công không đúng kĩ thuật
Một số cách chống thấm tường bạn cần quan tâm
Những bứt tường sau khi xây dựng sẻ xuất hiện những vết nứt chân chim, kẻ hở và lỗ hổng, nếu chúng ta không sử dụng những loại vật liệu kết dính cao cấp thì sẻ lây dài vết nước sẻ rộng hơn nước sẻ dễ dàng thấm sâu hơn, khi đó quá trình khắc phục sẻ trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là cách chống thấm giành cho nhà mới và nhà cũ bạn nên tham khảo
Chống thấm tường nhà mới xây
Trong quá trình xây nhà ta thường sử dụng vữa xây bằng vôi, đất cát xi măng, vôi thì có tác dụng làm cho vữa được nhuyễn dễ dàng xây dựng, xi măng thì có tác dụng liên kết với nhau tạo thành khối bê tông vững chắc
Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều vôi sẻ làm bứt tường lâu khô, gặp mưa nó sẻ ngầm vào tường làm cho lớp sơn phía trong loang mốc.
Cách chống thấm hiệu quả nhất là sử dụng vữa xây bằng cát vàng trọn với xi măng + nước vôi với tỉ lệ 3 phần cát 1 phần xi măng
Quá trình xây dựng sử dụng bay miết mạnh để loại bỏ khe hỡ, vữa xi măng rất nhanh khô nên rất đảm bảo chống thấm nước từ bên ngoài vào trong
Sau khi trát tường được tầm 20 ngày, bạn có thể sử dụng bột matit để sơn lót tường bền trong nhà, đối với tường ngoài trời bạn nên sử dụng các loại sơn chống thấm cao cấp. Vấn đề nên sử dụng loại sơn nào thì bạn tham khảo bên dưới
Chống thấm cho tường cũ
Đối với tường cũ bị thấm nước thì quy trình xử lí chống thấm có phần hơi vất vã, ta cần phải làm sạch bề mặt tường cũ, cạo bỏ lớp vôi, lớp sơn cũ rồi rửa sạch sau đó quét sơn chống thấm
Ngoài ra, để đảm bảo lớp sơn không dễ bị bong tróc, bền bỉ lâu dài với thời gian thì bạn cần lưu ý một số nguyên nhân sau:
– Nếu tường nhà của bạn bị ẩm, mốc sát tường nhà bên cạnh nhưng ngôi nhà đó chỉ xây tường thô nhưng chưa trát vữa thì nước cũng có thể ngấm từ vị trí này đến tường nhà bạn và gây ẩm mốc. Với trường hợp này bạn nên xử lí cả hai mặt tiếp giáp của tường ngoài và trong của tường nơi xảy ra ẩm mốc
– Nếu tường bạn ẩm mốc tại vị trí khu vực nhà vệ sinh hoặc hộp kĩ thuật, nên sử dụng chất phụ gia dạng dung dịch lỏng phủ lên bề mặt để tạo thành màng chống thấm rồi tiến hành xử lí bề mặt mảng tường này
– Nếu mảng tường bị ẩm mốc tại vị trí cần trang trí, bạn có thể sử dụng vật liệu có khả năng chống thấm và vừa có thể che lấp đi khuyết điểm mảng tường, khi đó bạn cũng có thể trang trí thêm bằng cách áp gạch
Xem báo giá chi tiết Chống Thấm Đà Nẵng
Chống thấm tường ngoài trời bằng Sika Latex
Sika Latex là một trong những loại vật liệu chống thấm hàng đầu được nhiều nhà thầu tin dùng hiện nay, chất liệu có khả năng thẩm thấu sâu, liên kết tốt với bề mặt bê tông tạo nên màng chống thấm cực kì hiệu quả, quá trình chống thấm được thực hiện như sau
Khảo sát khu vực tường bị thấm nước
Khi thực hiện công việc chống thấm tường nhà thì bạn cần khảo sát, kiểm tra, định vị khu vực tường bị thấm, sau đó ước tính nguyên liệu, nhân công và thời gian thi công để đảm bảo tiến độ công trình
Xử lý mặt tiếp giáp tường bên trong lẫn bên ngoài
– Bề mặt thi công sẻ được đánh máy hoặc làm sạch hết bụi bẩn
– Làm bề mặt thi công phẳng, bả và kĩ tại những vị trí bị rỗ
– Đối với những vết nứt diện rộng thì nên trám vữa kết hợp với phụ gia chống thấm
– Nên nhớ cần được làm ẩm bề mặt trước khi thi công theo tiêu chuẩn độ ẩm dưới 16%
Thi công sơn chống thấm bề mặt
– Trọn chất phụ gia, vật liệu chống thấm Sika Latex theo tỉ lệ nhà sản xuất
– Sơn một lớp lót lên tường mục đích để chống kiểm từ bên trong
– Sau đó tiến hành quét 2 lớp sơn chống thấm, mỗi lớp cách nhau 2 – 4h
Cách chống thấm tường nhà liền kề tiếp giáp
Tường nhà liền kề là khu vực rất dễ thấm nước bởi khu mưa đến nước sẻ chảy từ nhà cao nhất xuống nhà thấp nhất, luồng qua khe rãnh rồi thấm dần và tường bê tông và để khắc phục sự cố này Thành Tín làm như sau:
Xử lí khe hở bằng máng xối seno
Thông thường với những sự cố này chúng tôi sử dụng tôn bằng cách đặt một miếng tôn ghim cố định vào vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường, nước sẻ bị ngăn lại khi chảy từ trên cao xuống, quá đó mọi sự cố thấm nước sẻ được khắc phục triệt để và lâu dài
Chống thấm ngay khi tiến hành xây dựng
Đây là giải pháp hiệu quả nhất chúng tôi khuyến cáo chủ nhà nên áp dụng ngay từ ban đầu trước khi hoàn thiện công trình xây dựng
Thông thường trong quá trình thi công, ở vị trí tiếp giáp liền kề bạn sử dụng gạch đặc, vữa trộn xây bê tông, trát mác cao, bề dày tường tiếp giáp tối thiểu là 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột từ ngoài vào trong
Trong trường hợp nhà bạn được xây trước, bạn cũng có thể sử dụng một vài vật liệu sơn chống thấm cao cấp để quét đều lên bề mặt, từ đó nó sẻ ngăn chặn khả năng thấm nước cao hơn
Xử lí chống thấm ngược cho tường trong nhà liền kề
Khi bạn không thể thực hiện chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà thì giải pháp chống thấm ngược sẻ là sự lựa chọn cho các nhà thầu thi công, để tiến hành bạn thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thực hiện khoan lỗ vách tường
Bước 2: Sử dụng dung dịch chống thấm dạng tinh thể keo epoxy để bơm trực tiếp vào tường
Bước 3: Đợi 3 ngày sau, chống thấm epoxy sẻ thẩm thấu vào tường bên trong sau đó trát vữa để hoàn thiện công trình
Các vật liệu chống thấm tường nên sử dụng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu chống thấm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào tường nhà, nếu bạn là nhà thầu thi công trẻ thì chắc chắn sẻ không biết loại nào tốt và nên sử dụng. Thành Tín với hơn 10 năm kinh nghiệm chống thấm tường hôm nay sẻ chia sẻ bạn một số loại sơn chống thấm cao cấp nên sử dụng
Chống thấm tường bằng phụ gia
Phụ gia chống thấm là những loại vật liệu phổ biến được nhiều người sử dụng cho quá trình ngăn thấm nước và hạn chế được nhiều chi phí.
Việc sử dụng phụ gia chống thấm giúp cho kết cấu công trình được ổn định, giảm thiểu tình trạng thấm nước vào trong, từ đó ngăn chặn rủi ro rạn nứt bề mặt
Tuy nhiên đây chưa được xem là giải pháp chống thấm hiệu quả nhất mà cách này chỉ mang tính chất tạm thời, chỉ hỗ trợ một phần nào đó và nên kết hợp với một số vật liệu khác để ngăn chặn triệt để
Sử dụng Sơn chống thấm tường ngoài trời, trong nhà
Sơn chống thấm tường là một chất phụ gia hóa học dạng nước, có khả năng bảo vệ bề mặt bê tông khỏi sự thẩm thấu nước từ tác động bên ngoài. Về cơ bản thì sơn có nhiệm vụ trang trí, tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt bên ngoài, bên cạnh đó nó có thể bổ xung thêm chức năng chống thấm nước qua bề mặt sơn
Tuy nhiện do bề mặt ngoài và áp dụng lên lớp bột trét nên sẻ chịu được áp lực trực tiếp từ tác động bên ngoài như khí hậu thời tiết, nắng mưa và sự thay đổi biên độ nhiệt liên tục kiểu như nhiệt độ quá lớn sẻ dẫn đến lớp sơn phồng rột bong tróc. Khi đó nước sẻ dễ dàng thấm qua những lỗ hổng rồi từ đố lan rộng ra toàn bộ bề mặt bứt tường
Những loại sơn chống thấm cao cấp nên sử dụng
- Sơn tường ngoài: Sika, Kova, NeoMax
- Sơn tường trong: Jotun, Dulux
Một số sai lầm trong quá trình chống thấm tường
Với những tường cũ muốn khắc phục sự cố thấm nước thì cần phải làm sạch bề mặt từ sau bên trong rồi mới sử dụng đến bả matti và lăn sơn, nếu không áp dụng công đoạn này mà bạn sơn trực tiếp lên thì sẻ rất dễ bong tróc nhanh chóng. Dưới đây là một số sai lầm trong quá trình thi công sơn chống thấm tường bạn cần quan tâm
Chống thấm nơi ẩm nước trước rồi mới đến tường nhà
Đa số các nhà thầu thi công hiện nay chú trọng việc chống thấm khu vực ẩm nước trước như nhà vệ sinh, nhà tắm, sân thượng… rồi mới đến tường nhà nhưng bạn sai lầm rằng khi hoàn thiện công trình thì nên thực hiện chống thấm tường ngoài trước để ngăn chặn rủi ro thấm nước từ mưa gió
Không cần thiết phải chống thấm tường ngay từ đầu
Một sai lầm nữa là không thực hiện chấm thấm ngay từ đầu, kiểu như thấm chổ nào ta thực hiện chống thấm chổ đó để tiết kiệm chi phí nhưng bạn không bạn không biết rằng toàn bộ mặt tường có thể thể chịu đựng việc thấm nước từ rất lâu trước đó
Hậu quả là cho dù bạn chống thấm bất kì vị trí nào thì nước vẫn cứ thấm lan ra những vị trí khác, cuối cùng là toàn bộ công trình phải thực hiện chống thấm lại và chi phí tổn thất có thể gấp 2, 3 lần so với mức chi phí đầu tư ban đầu
Chỉ sử dụng xi măng hồ dầu vật liệu chống thấm
Cũng khá nhiều người xem thường công việc chống thấm, cứ tưởng rằng vữa xi măng có thể kết dính chặc chẽ với nhau để tạo nên màng chống thấm hiệu quả nhưng trên thực tế xi măng chỉ có tác dụng liên kết các vật thể, đất đá chứ không có chức năng chống thấm
Chỉ loại bỏ lớp sơn chỉ, rêu, nấm móc là có thể chống thấm tường
Cần đảm bảo bề mặt tường phải được khô, sạch sẻ trước khi thực hiện chống thấm, ngoài việc loại bỏ những lớp sơn cũ, rêu nấm mốc thì người thi công cũng nên chú ý che lấp các vết nứt nhỏ nhất có thể. Cách thực hiện là đục một khe nứt rộng thành hình chữ V, làm sạch bụi bặm và trét lại bằng hỗn hợp 5 cát và 3 xi măng kết hợp với 1 loại phụ gia chống thấm rồi dùng ru lô lăn đều trên bề mặt
Lưu ý khi chống thấm tường
- Chống thấm tường sẻ được chia thành 2 loại chống thấm tường cũ và mới, nếu tường cũ thì cần phải loại bỏ bề mặt sơn cũ, làm sạch bằng cách dùng hóa chất tẩy rửa hoặc thiết bị máy móc
- Để đạt hiệu quả chống thấm hiệu quả nhất thì bề mặt thi công cần phải đảm bảo độ ẩm lên đến 16%
- Với tường nhà mới thì nên sử dụng bột trét mat tít sau đó làm phẳng bề mặt, sau đó thực hiện sơn lót rồi mới đến sơn chống thấm
- Trường hợp tường nhà bị nứt thì bạn cần sử dụng vật liệu kết dính cao ấp như keo chống thấm Nhật Bản
- Tại điểm nứt giữa tưởng và mái, khi không trám trít hiệu quả thì sử dụng tắc kê đống cố định giữa tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt, nếu mái bị dột do lỗ đinh xé toạc thì phải kiểm tra độ võng xà gồ nhằm cố định lại sau đó trám trít lại xi măng
- Với những vị trí khe tiếp giáp giữa 2 tường nhà liền kề cần lên phương án tối ưu để ngăn chặn thấm nước từ nhà này sang nhà khác
Với những kiến thức đến từ chuyên gia chống thấm Thành Tín thì bạn có thể lên được phương án giải quyết tối ưu nhất cho công trình nhà ở của bạn.
Mọi nhu cầu thắt mắt hay cần tìm dịch vụ chống thấm tường liên hệ ngay 0905 590 435 để được hỗ trợ